SELECT MENU

3 Lợi Thế Cạnh Tranh Sau Quá Trình Làm Mới Thương Hiệu

3 LỢI THẾ CẠNH TRANH SAU QUÁ TRÌNH LÀM MỚI THƯƠNG HIỆU

Quá trình làm mới thương hiệu là tập hợp các chiến thuật để ban lãnh đạo cùng với đội ngũ liên tục cập nhật hình ảnh và nhận diện thương hiệu theo xu thế thị trường. ây là điểm giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với các đối thủ trên thị trường. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ được ưu thế của doanh nghiệp mình? Cùng LNDesign tìm hiểu rõ hơn nhé.

LỢI THẾ CẠNH TRANH LÀ GÌ?

1. Cạnh tranh là gì?

Cạnh tranh trong kinh doanh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế với đối thủ cạnh tranh nhằm mang lại nhiều vị thế nhất cho doanh nghiệp. Điều này tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa hay các lợi thế kinh tế nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho mình.

Tham khảo dự án: Thiết kế logo bất động sản thương hiệu Nhật Cảnh

2. Lợi thế cạnh tranh là gì?

3 Lợi Thế Cạnh Tranh Sau Quá Trình Làm Mới Thương Hiệu

Lợi thế cạnh tranh trong thương hiệu

Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho Thương hiệu doanh nghiệp nổi bật, trong khi các đối thủ cạnh tranh khác lại không làm được điều này. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn so với những doanh nghiệp khác. Đây là yếu tố cần thiết phải có giúp công ty ngày thành công và tồn tại lâu dài, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Lợi thế cạnh tranh tồn tại trong doanh nghiệp sẽ mang lại những lợi ích như lợi thế về chi phí, mang lại lợi ích vượt xa với các sản phẩm phẩm tranh tranh. Vây có thể thấy, yếu tố này giúp công ty cung cấp giá trị cao cho khách hàng. Từ đó, tạo ra lợi nhuận lớn hơn cho chính công ty.

Có thể thấy, công ty sử dụng nguồn lực và khả năng của nó sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh và mang lại giá trị vượt trội. Với hai lợi thế chi phí và lợi thế khác biệt – đây là những ưu thế công ty vì nó mô tả vị trí đúng của công ty trong ngành cả về chi phí lẫn sự khác biệt.

3. Lợi thế cạnh tranh được chia những loại khác nhau nào?

  • Khách hàng mua sản phẩm vì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh.
  • Khách hàng mua sản phẩm vì giá cả của doanh nghiệp thấp hơn đối thủ cạnh tranh.
  • Sản phẩm của doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt được khách hàng đánh giá cao.
  • Các dịch vụ của doanh nghiệp hơn đối thủ cạnh tranh về thanh toán, giao hàng, thái độ của nhân viên.
  • Thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng nhiều hơn đối thủ.

KHÁC BIỆT NỀN TẢNG GIỮA LÀM MỚI THƯƠNG HIỆU VÀ TÁI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

1. Quá trình làm mới thương hiệu

3 Lợi Thế Cạnh Tranh Sau Quá Trình Làm Mới Thương Hiệu

Quá trình làm mới thương hiệu

  • Khẳng định lại giá trị truyền thống tốt đẹp hoặc thể hiện tinh thần mới của thương hiệu, không thay đổi tầm nhìn hoặc những giá trị cũ.
  • Về cơ bản không có nhiều thay đổi về chiến lược thương hiệu, chỉ phát triển sứ mệnh để tăng tốc hoặc phục vụ tốt hơn cho tầm nhìn thương hiệu.
  • Giữ vững ưu điểm và các lợi thế cạnh tranh sẵn có, hướng đến chiến lược khác biệt hoá để tạo dựng thương hiệu di sản.

2. Tái định vị thương hiệu

  • Là sự thay đổi hoàn toàn những định hướng và giá trị cũ, tạo dựng cho thương hiệu với nền tảng là một chiến lược thương hiệu, tầm nhìn thương hiệu mới hoặc thay đổi mô hình kinh doanh.
  • Nghiên cứu thị trường đối thủ và thị trường, xây dựng chiến lược khác biệt hoá nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Tham khảo dự án: Thiết kế logo ngành cung ứng và quản lý nguồn lao động Quang Minh

HOẠT ĐỘNG CỦA LÀM MỚI THƯƠNG HIỆU VÀ TÁI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU

Những hoạt động triển khai của hai khái niệm này sẽ thể hiện rõ điểm khác biệt của việc nâng cấp và tái định vị thương hiệu

1. Những hạng mục trong dự án làm mới thương hiệu

  • Hiệu chỉnh thiết kế logo, không mang đến thay đổi hoàn toàn
  • Thông báo một tagline mới
  • Thay đổi màu sắc thương hiệu
  • Tín hiệu nhận diện mới
  • Thiết kế lại bộ nhận diện thương hiệu
  • Sử dụng phông chữ thương hiệu mới

2. Những hạng mục của tái định vị thương hiệu

  • Tạo ra một chiến lược định vị mới
  • Thay đổi về tầm nhìn
  • Thay đổi về chiến lược kinh doanh
  • Lựa chọn một hình mẫu và tính cách thương hiệu mới
  • Thay đổi toàn bộ logo và hệ thống nhận diện thương hiệu
  • Doanh nghiệp hướng tới một thị trường mới
  • Thay đổi tệp khách hàng mục tiêu
  • Thay đổi mô hình kinh doanh

3 LỢI THẾ CẠNH TRANH MÀ QUÁ TRÌNH LÀM MỚI THƯƠNG HIỆU MANG LẠI

1. Quá trình làm mới thương hiệu để trở thành thương hiệu nhà tuyển dụng đáng mơ ước

Một đội ngũ nhân sự trung thành, một người cộng sự trung thành và luôn hết lòng vì doanh nghiệp, vì thương hiệu thì trái ngược hoàn toàn với một khách hàng trung thành luôn hết lòng ủng hộ và trao gửi niềm tin tuyệt đối. Khách hàng trung thành bị thu hút lần đầu bởi chất lượng và trải nghiệm trên từng sản phẩm, bị bất ngờ bởi sản phẩm đến từ thương hiệu giải quyết quá tốt các vấn đề nội tại của bản thân. Sau đó họ quay lại thêm nhiều lần sau, bất chấp mọi sai lầm lớn nhỏ của đội ngũ thương hiệu và luôn giữ vững niềm tin của mình.

Cộng sự trung thành hay một đội ngũ nhân sự trung thành thì không như vậy. Nói một cách “tàn nhẫn” hơn, làm gì có người cộng sự hay nhân viên nào trung thành tuyệt đối ở trên cõi đời này. Dù là nhà sáng lập, ban lãnh đạo hay là một thành viên ở trong đội ngũ nhân sự. Tất cả đều sẽ đến với nhau vì mối quan hệ giữa những người mua bán, trao đổi chất xám cũng như sức lao động và kinh nghiệm chuyên môn của mình.

Trong thời đại kim tiền ngày nay, chẳng có doanh nghiệp hay nhà sáng lập thương hiệu nào có đủ tự tin rằng mình sẽ giữ chân nhân sự bằng đồng lương. Nơi này trả mức lương cao thì vẫn sẽ có nơi khác sẵn sàng trả mức lương cao hơn, thậm chí còn kèm theo những chính sách và đãi ngộ mà có nằm mơ một người lao động cũng chưa từng nhìn thấy. Vậy thì bỏ qua vấn đề lương bổng hay điều kiện tài chính, đâu mới là lý do quan trọng quyết định việc thương hiệu hay doanh nghiệp giữ chân thành công nhân sự?

3 Lợi Thế Cạnh Tranh Sau Quá Trình Làm Mới Thương Hiệu

Nhân viên Apple thật sự yêu thích công việc mà họ đang làm (ảnh: The New York Times).

Đó chính là tạo ra một môi trường và điều kiện làm việc mà ở đó, từng mảnh ghép nhỏ nhất trong đội ngũ nhân sự đều cảm thấy yêu thích công việc họ đang làm. Chúng ta có thể nhìn thấy nhân viên của Apple tỏ ra phấn khích thế nào trong các sự kiện ra mắt sản phẩm mới, hay nhân viên của Google làm việc bằng một thái độ thư giãn ra sao dù trên đầu họ là một núi deadline đang chờ. 

Apple, Google và nhiều doanh nghiệp cũng như thương hiệu khác từ Thung lũng Silicon, đều là những bài học tích cực thúc đẩy hàng triệu nhà lãnh đạo trên toàn thế giới không ngừng làm mới thương hiệu của mình. Mỗi thương hiệu đều sẽ có một hình mẫu riêng cùng với những nét tính cách nhất định, cũng như những mẫu thiết kế logo đẹp riêng, nhưng chẳng có ứng viên tiềm năng nào cảm thấy hứng thú với một thương hiệu bảo thủ giữ vững hình ảnh của mình suốt nhiều năm.

Quá trình làm mới thương hiệu nghĩa là đang giới thiệu đến cả thế giới một hình ảnh thương hiệu cầu tiến, hiện đại và sẵn sàng thay đổi để thích nghi tốt với xu thế toàn cầu. Từ đó thay các ứng viên tiềm năng, những nhân tài mà doanh nghiệp đang chào đón trả lời một câu hỏi gây nhức nhối từ bấy lâu: “Tại sao mình phải chọn gắn bó với công ty này mà không phải những công ty khác?”

Tham khảo dự án: Thiết kế logo khu du lịch sinh thái Ruby độc đáo, sang trọng

2. Quá trình làm mới thương hiệu để tiếp cận và chinh phục thêm nhiều khách hàng

Trừ một số các local brand không có nhiều tham vọng trong việc cải thiện doanh số bán hàng, phát triển cả về mô hình lẫn nguồn lực kinh doanh. Còn lại dù ở bất cứ quy mô hay nguồn lực nhân sự nào, các nhà lãnh đạo cũng luôn muốn đưa thương hiệu của mình ngày một tiến xa. Thông qua các hoạt động quá trình làm mới thương hiệu nhằm mục đích tiếp cận, thay đổi hành vi tiêu dùng và chinh phục lòng tin của thêm nhiều khách hàng mới.

Đó là lý do Elon Musk cùng với đội ngũ của mình vẫn rất tự hào, sau khi chứng kiến hàng triệu khách hàng đồng ý từ bỏ xe hybrid và xe sử dụng nguyên liệu hóa thạch – để chuyển sang ủng hộ và tin dùng những chiếc xe thuần điện của Tesla. Chúng ta cũng đã nhìn thấy CEO Tim Cook phấn khích như thế nào, khi chứng kiến Apple Watch trở thành chiếc đồng hồ thông minh bán chạy nhất thế giới. Đồng thời hàng vạn người tiêu dùng trung lập đã chấp nhận từ bỏ những chiếc điện thoại Android để chuyển sang gắn bó với iPhone.

Tất cả những thương hiệu hàng đầu thế giới và luôn dẫn đầu trong phân khúc của mình, họ không chỉ liên tục làm mới thương hiệu để định hướng đưa đội ngũ nhân sự đi lên. Xa hơn thế, họ tham vọng không ngừng mở rộng thị phần của mình ở nhiều quốc gia và khu vực khác nhau. Tiếp cận thêm hàng vạn khách hàng mới mỗi ngày, thay đổi thói quen tiêu dùng của họ và xây dựng lòng trung thành thương hiệu thông qua năng lực giải quyết vấn đề.

3 Lợi Thế Cạnh Tranh Sau Quá Trình Làm Mới Thương Hiệu

Nhiều người chuyển từ xe xăng sang xe điện sẽ phục vụ tốt cho tham vọng năng lượng tái tạo của Tesla (ảnh: FOCUS Online).

Nhưng đừng nhầm lẫn giữa quá trình làm mới thương hiệu với việc đánh mất sự nhất quán trong quá trình xây dựng thương hiệu. Quá trình làm mới thương hiệu không phải là quên đi những bản sắc từng có, vứt bỏ những giá trị từng được dày công xây dựng bởi cả một đội ngũ. Samsung trong nhiều thập kỷ đã không thay đổi thiết kế logo theo kỹ thuật wordmark của mình, với chữ A được bỏ đi dấu gạch nối đặc trưng và chỉ tinh chỉnh không đáng kể về phong cách hoàn thiện. 

Volvo trong nhiều năm cũng không thay đổi triết lý vận hành hướng đến sự An toàn của tất cả những người ngồi trên xe. Dù quy mô nhà xưởng, nguồn lực đội ngũ hay thậm chí ngôn ngữ thiết kế sản phẩm có thay đổi ra sao. Hai chữ An toàn vẫn luôn là đặc tính thương hiệu của Volvo, làm mọi người nhớ ngay đến thương hiệu xe Thuỵ Điển khi nhắc tới từ khóa này.

Nếu như xem thương hiệu của bạn là một con người thật sự, thì quá trình làm mới thương hiệu chính là quá trình thay đổi phong cách thời trang, thay đổi tông giọng mà thương hiệu sử dụng trong giao tiếp thường ngày. Mà vẫn không làm thay đổi về nhân cách bên trong, cả những tính cách quen thuộc và nét văn hoá thương hiệu đặc trưng cũng cần được bảo toàn. 

Tất nhiên có không ít các thương hiệu sẵn sàng hy sinh sự nhất quán để liên tục tái xây dựng, nhưng thường thì bạn sẽ nhìn thấy những mô hình kinh doanh này sụp đổ chỉ trong một thời gian ngắn. Bởi thay đổi mạnh mẽ những giá trị và đặc tính đã khiến khách hàng trung thành sớm quyết định gắn bó, chỉ trong một thời gian rất ngắn sẽ khiến tệp khách hàng quan trọng này cảm giác như đang bị phản bội. 

Kết quả là không chỉ mất đi những lợi thế vốn có của việc làm mới thương hiệu, mà còn mất luôn những khách hàng vốn từng rất ủng hộ và tin tưởng tuyệt đối vào sản phẩm cũng như uy tín thương hiệu mình.

3. Quá trình làm mới thương hiệu để duy trì mức độ nhận diện

Nhiều người phủ nhận rằng quá trình làm mới thương hiệu chính là cách để duy trì mức độ nhận diện. Bởi họ cho rằng chỉ cần liên tục tung ra các sản phẩm và chính sách bán hàng mới theo từng năm thôi, cũng đã là quá đủ để duy trì mức độ nhận diện thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Tuy nhiên việc giới thiệu các sản phẩm, chính sách hay dịch vụ bán hàng khác biệt qua từng năm cũng là một phần trong quy trình làm mới thương hiệu.

Về cơ bản các sản phẩm hay chính sách bán hàng khác biệt không được nghiên cứu, giới thiệu vì mục đích chứng tỏ năng lực làm mới của bản thân đội ngũ thương hiệu. Mục đích thật sự của việc làm này là để tạo ra những chủ đề, những câu chuyện mới một cách liên tục để rồi khách hàng trung thành của thương hiệu có thêm cơ hội để trò chuyện, tranh luận. Trong quá trình đó, hình ảnh và giá trị của thương hiệu sẽ được truyền thông hoàn toàn miễn phí mà không cần đầu tư vào các kênh quảng bá truyền thống.

Vũ từng đề cập đến tầm quan trọng của Hiệu ứng truyền miệng trong các bài chia sẻ trước đây. Có một sự thật là phần lớn thói quen tiêu dùng của con người chúng ta không bị tác động bởi giá trị, chất lượng sản phẩm hay những lời quảng cáo mỹ miều từ đội ngũ thương hiệu. Thay vào đó, chúng ta dễ bị chi phối bởi đánh giá và nhận xét sản phẩm của thương hiệu từ những người xung quanh. Từ đó đi đến quyết định mua hàng được hình thành phần lớn bởi cảm tính – nhiều hơn là bởi lý trí và nhận thức chủ quan như chúng ta vẫn nghĩ. 

3 Lợi Thế Cạnh Tranh Sau Quá Trình Làm Mới Thương Hiệu

Liên tục ra mắt sản phẩm hằng năm cũng là một phần của làm mới thương hiệu (ảnh: The Blogger).

Khi Apple chính thức ra mắt những chiếc iPhone 14 series, thương hiệu Samsung cũng đã “cà khịa” họ như một thói quen bằng dòng trạng thái kiểu: “Chừng nào màn hình iPhone có thể gập lại đi rồi nói chuyện tiếp.” Đáp lại những lời dèm pha đó, hội những người trung thành với Apple hay còn gọi là iFan cũng không thể ngồi yên. Một trong những phản hồi đang giành được sự ủng hộ mạnh mẽ trong tuần qua đó là: “Samsung Z Fold có gập lại làm bốn thì tôi vẫn sẽ dùng iPhone nhé.”

Kết luận: Quá trình làm mới thương hiệu là tập hợp các chiến thuật để ban lãnh đạo cùng với đội ngũ liên tục cập nhật hình ảnh và nhận diện thương hiệu theo xu thế thị trường. Tuy nhiên cần phân biệt rõ ràng giữa tái xây dựng với làm mới thương hiệu, tránh đi vào vết xe đổ của nhiều thương hiệu đã tự “làm mới” mình một cách thái quá. Vô tình quay lưng với những giá trị cũng như văn hoá thương hiệu từng khiến khách hàng trung thành hoàn toàn tin tưởng.

Hy vọng bạn đọc đã có được những kiến thức hữu ích về khái niệm cũng như vai trò của việc làm mới thương hiệu, từ đó áp dụng vào mô hình kinh doanh của mình và mang đến nhiều giá trị tích cực cho cộng đồng.

Bạn đang tìm một đơn vị uy tín và kinh nghiệm để có thể thiết kế logo thương hiệuhệ thống bộ nhận diện thương hiệuthiết kế bao bì sản phẩmProfile công tythiết kế catalogue brochure của doanh nghiệp mình một cách chuyên nghiệp và ấn tượng, thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi, hoặc để lại thông tin và yêu cầu của bạn, bộ phận tư vấn của LNDesign sẽ liên hệ lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc cho bạn nhé!

>Xem thêm: 

Các mẫu thiết kế logo đẹp năm 2022, bạn cần tham khảo ngay

Thiết Kế Bộ Nhận Diện Văn Phòng Chuyên Nghiệp & Ấn Tượng

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ LNDESIGN 

Add: Tòa nhà Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 0912.68.33.68

Tel: 0247.304.3368

Email: contact@lndesign.com.vn

Website: https://lndesign.com.vn/

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp thành công hay không quyết định là ở bạn

Theo báo cáo Theo dõi Tài sản tài chính toàn cầu 2016(GIFT) doanh nghiệp sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu của Doanh nghiệp lên một vị trí cao hơn. Doanh thu cũng từ đó tăng lên 26,5%... Vì vậy Doanh nghiệp nào cũng cần có Logo thương hiệu của mình trở nên chuyên nghiệp hơn và để tăng Doanh thu

Thiết kế Logo tặng bộ nhận diện thương hiệu

Chỉ còn 19 suất duy nhất

Tư vấn 24/7: 0912.68.33.68

Liên hệ với chúng tôi

    Hà Nội

    Tòa Hồ Gươm Plaza, 102 Trần Phú, Hà Đông
    0247.304.3368 - 0912.68.33.68
    contact@lndesign.com.vn

    Liên hệ tư vấn