
8 CÁCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐÁNG CHÚ Ý NĂM 2021
Để người tiêu dùng có thể nhận biết, ghi nhớ một thương hiệu cần phải có một quá trình xây dựng, nâng cao giá trị, hình ảnh thương hiệu theo nhiều giai đoạn khác nhau. 8 cách xây dựng chiến lược marketing nhận diện thương hiệu dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những kế hoạch nhất quán, hiệu quả, dài hạn mà vẫn tiết kiệm được chi phí.
Chiến lược 1: Tiến hành phân tích tình huống
Trước khi bắt đầu lập kế hoạch tiếp thị, bạn cần phải nắm rõ vị trí của công ty mình trên thị trường. Mô hình SWOT thường được sử dụng trong bước này. Bạn cần xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bạn là gì. Bên cạnh đó, bạn nên có sự hiểu biết sâu sắc về tình hình thị trường hiện tại. Những đối thủ nào đang có mặt trên thị trường, và họ đang làm gì? Một bản đánh giá tổng quan về đối thủ là điều bạn nên làm để nắm rõ về thị trường.
Chiến lược 2: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu là những “dấu vết” hiện hữu ở mọi nơi doanh nghiệp có thể chạm đến khách hàng, vì vậy nó thể hiện mạnh mẽ tại mặt hình ảnh.
Chiến lược 3: Xác định đối tượng mục tiêu
Khi bạn đã hiểu rõ hơn về thị trường và tình hình công ty, bước tiếp theo là xác định đối tượng mục tiêu của mình là ai. Nếu công ty của bạn đã có lượng người mua ổn định, thì ở bước này, bạn cần đánh giá và tiếp tục điều chỉnh chân dung khách hàng mục tiêu cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại. Nếu chưa có ai sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bạn nên tạo một chân dung về khách hàng của mình. Để làm được điều này, bạn cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường.
Chiến lược 4: Xây dựng chiến thuật của bạn
Một khi bạn đã biết mục tiêu của mình, việc động não để nghĩ ra một số chiến thuật nhằm đạt được những mục tiêu đó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cần chọn lựa các kênh phù hợp và danh mục hành động để tập trung vào.
Chiến lược 5: Thực hiện các chiến lược giúp nhận diện thương hiệu
Để xây dựng thương hiệu cần mất thời gian dài, xuyên suốt sự phát triển của công ty và có các giai đoạn cụ thể.
Chiến lược 6: Đưa ra hướng dẫn sử dụng đầy đủ chi tiết
Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Hướng dẫn sử dụng bộ nhận diện thương hiệu là hết sức quan trọng, nhằm định hướng cho nhân viên cách sử dụng, khai thác đúng nhất sản phẩm nhận diện.
Chiến lược 7: Cập nhật thông tin về hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu phải được xây dựng nhất quán và thể hiện trên mọi điểm chạm của khách hàng. Một công ty có logo trên website và tài khoản Facebook khác nhau chắc chắn sẽ khiến khách hàng bị nhầm lẫn, thậm chí đánh giá kém về thương hiệu.
Không chỉ dừng ở logo, mọi màu sắc, phong cách thiết kế, cách trình bày sản phẩm cũng phải thể hiện được rõ bản sắc riêng của thương hiệu.
Chiến lược 8: Chuẩn bị một kế hoạch cho tương lai
Hiếm có một thương hiệu lớn nào mà không tiến hành thay đổi bộ nhận diện thương hiệu trong quá trình phát triển dài lâu.
Dựa trên những cốt lõi của thương hiệu, cần đặt ra những hạn định hoặc kế hoạch chuẩn bị để đón chào một bộ nhận diện mới mẻ, hợp xu thế hơn.
Mỗi thương hiệu đều có cá tính riêng và mong muốn truyền tải những gì tốt nhất của mình đến người tiêu dùng. Chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu không chỉ dừng ở việc thiết kế bộ nhận diện mà còn nằm ở việc sử dụng ra sao, tạo độ phụ trên các kênh tiếp cận khách hàng thế nào.