
Màu sắc cho logo thương hiệu là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp và cũng chính là hình ảnh khách hàng nhận diện nhanh nhất. Theo nghiên cứu cho thấy 85% khách hàng mua sản phẩm do những động lực thúc đẩy nhất thời. Chính vì thế vấn đề chọn màu sắc phù hợp ngày càng được coi trọng.
Tuy nhiên, tầm quan trọng và ý nghĩa thực sự của màu sắc thương hiệu không chỉ đơn giản là vậy. Tại sao Facebook có màu xanh, Coca-Cola có màu đỏ, Chanel có màu đen?
Vậy ý nghĩa của từng màu sắc là gì? Trong thiết kế logo thương hiệu có ảnh hưởng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
1. Màu đỏ
Theo khoa học, màu đỏ tác động rất mạnh, nhất là thị giác của con người. Màu đỏ thường tượng trưng cho sinh lực, sự hăng hái, sự sống và sức khỏe dồi dào. Đặc biệt là màu đỏ còn tượng trưng cho tình yêu và chiến tranh. Có thể nói, sắc đỏ trong thương hiệu đều gợi lên liên tưởng về sự sự đam mê.
Ví dụ: Coca-Cola, Puma, Disney, Red Bull,…
Một ý nghĩa và liên tưởng khác, thấy màu đỏ là biểu tượng của tốc độ, nguy hiểm, máu, nóng và lửa. Vì thế, đã có nhiều thương hiệu chuyên ngành kỹ thuật dùng màu đỏ để làm logo của mình: Toyota, Honda, Canon,… để thể hiện khía cạnh tốc độ và năng lượng mạnh mẽ của mình.
2. Màu xanh dương
Theo thống kê trên trang Interbrands.com, top 100 thương hiệu toàn cầu năm 2012, nếu có 19 thương hiệu sử dụng màu đỏ trong logo thì con số này là 28 đối với màu xanh dương.
Xanh dương là một màu đem lại cảm giác bình yên, an nhàn cho con người. Màu này phù hợp tính cách của các tập đoàn lớn, tạo sự tin tưởng, vững chắc, bình ổn và minh bạch.
Không những vậy, màu xanh dương còn bao hàm cả ý nghĩa về khát vọng lớn, bởi đây là màu của bầu trời: Samsung, Facebook, Internet, Panasonic,…
Cuộc chiến giữa Coca-Cola và Pepsi chắc hẳn rất nhiều người biết, Do màu đỏ và màu xanh dương là hai màu tạo ấn tượng rất tốt cho thị giác nên thường nếu tập đoàn đối thủ đã sử dụng đỏ thì tập đoàn đi sau sẽ dùng màu xanh dương.
3. Màu xanh lá
Xanh lá là màu được lấy nguyên thủy từ chính màu diệp lục của tự nhiên nên thường được sử dụng trong thiết kế thương hiệu cho các nhãn hàng có nguồn gốc từ thiên nhiên như thực phẩm,…
Bên cạnh đó, đây còn là màu đặc trưng của sự thông thái, khiên tốn và lòng tốn. Vì vậy những doanh nghiệp về tài chính hay những thương hiệu muốn thể hiện sự phát đạt thường lấy màu xanh dương làm màu sắc chủ đạo: Starbuck, BIDV, Heineken,…
4. Màu cam
Màu cam hay màu vàng chính là màu của sự nóng bỏng và ấm áp, thể hiện sự đam mê, nhiệt tình, quyến rũ và nhanh chóng làm trái tim người nhìn rung động: Orange, Hermes, Fanta,…
5. Màu tím
Màu tím khá kén người dùng nhưng hiệu ứng mang lại thật sự rất ấn tượng. Mang trong mình nét sang trọng, bí ẩn và thiêng liêng khiến thương hiệu thực sự cuốn hút. Đây cũng chính là màu tượng trưng trưng cho sự công bằng và chân lý. Có thể kể đến ngay thương hiệu Yahoo, TP bank.
6. Màu vàng
Theo nền văn hóa của Trung Quốc hay Ai Cập, màu vàng là màu của vua chúa, biểu tượng cho sự hạnh phúc, trường thịnh, trí tuệ. Thường mang trong mình sự vui vẻ và kích thích trí tưởng tượng phong phú: McDonald, Ferrari,…
7. Màu đen, trắng và xám
Đen, trắng và xám là màu dùng để phối trộn màu sắc. Màu đen mang trong mình sự bí hiểm, quý phái và tinh tế. Màu trắng thì mang cảm giác dễ chịu, trẻ trung. Hai màu này thường được nhiều thương hiệu kết hợp, tiêu biểu như: Louis Vuitton, Chanel, Nike, Adidas, Prada,…
Còn màu xám, màu của sự thông thái và kiên định, tuy không được sử dụng nhiều nhưng hầu hết các thương hiệu sử dụng màu này lại thường là những thương hiệu lớn: Apple, Nestle,…
Để có một logo xuất sắc, màu sắc thôi chưa đủ, mà cần phải thiết kế màu sắc cho logo hài hòa trong bộ nhận diện thương hiệu, thống nhất với chữ và nội dung trên sản phẩm. Hãy liên lạc với LNDesign, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí tận tình.
>Xem thêm:
Tại sao thiết kế logo ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp?
5 Lý do doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Add: Tòa nhà Hồ Gươm Plaza, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0912.68.33.68
Tel: 0247.304.3368
Email: contact@lndesign.com.vn
Website: lndesign.com.vn