
Nếu một thương hiệu không thể làm tròn vai trò, không thể hấp dẫn được đối tác khách hàng chủ chốt và thể hiện chính xác tầm nhìn thì nó cần được thay đổi làm mới thương hiệu ngay lập tức nếu muốn đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
VÌ SAO DOANH NGHIỆP CẦN LÀM MỚI THƯƠNG HIỆU?
– Để hợp với những yêu cầu và định hướng mới của doanh nghiệp, bắt kịp xu hướng thị trường và cạnh tranh với đối thủ.
– Cập nhập hình ảnh để phù hợp với chiến lược xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ.
– Gây ấn tượng với khách hàng và đối tác, phát triển thương hiệu dài lâu và vững bền.
– Phân biệt với đối thủ cạnh tranh và gây dấu ấn trên thị trường.
– Lôi cuốn các đối tác, dễ dàng tuyển dụng, hợp tác; tăng giá thị trường thương hiệu lên nhiều lần trong mắt các nhà đầu tư.
1. Khi hình ảnh cũ đã lỗi thời
Xu hướng thiết kế luôn thay đổi rất nhanh từ các kiểu chữ, màu sắc và kiểu dáng. Việc này đồng nghĩa với việc thị hiếu khách hàng cũng thay đổi. Phù hợp với thực tế là yêu cầu quan trọng của thương hiệu vì xu hướng của khách hàng sẽ không thích hợp sử dụng lại một xu hướng đã cũ.
Trong trường hợp này, về tổng thể, thương hiệu vẫn còn nguyên vẹn và doanh nghiệp chỉ cần cập nhật những điểm mới ở mức độ bề mặt, thay đổi hình dạng logo, cập nhập, xoay chỉnh cách biểu đạt của thương hiệu cho phù hợp với khẩu vị hiện đại.
2. Doanh nghiệp đang nhắm đến một đối tượng mới
Nếu doanh nghiệp nhắm đến một đối tượng thì thương hiệu cũng cần khai triển theo cho phù hợp. Một thương hiệu hấp dãn đối với phụ nữ trung niên thì không thể thu hút các thiếu nữ đôi mươi được.
Làm mới thương hiệu cũng có thể là một động thái tự vệ nhằm bảo vệ công ty trước sự trỗi dậy của đối thủ mới. Chẳng hạn, một doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường và trông khá giống với một thương hiệu đã nổi tiếng, khiến cho khách hàng phân vân khi chọn lựa mua hàng.
Lúc đó, “thương hiệu cũ” có thể khẳng định, tô đậm sự khác biệt bằng những chuẩn mực mới và hấp dẫn hơn để tự tách hẳn khỏi sự lẫn lộn này. Còn nếu thương hiệu mới nổi kia thật sự khác biệt thì họ có thể học hỏi một vài tính chất đã giúp người bạn này thành công.
3. Mối đe dọa từ đối thủ cạnh tranh
Làm mới thương hiệu chính là một động thái tự vệ nhằm bảo vệ doanh nghiệp trước sự trỗi dậy của đối thủ. Ví dụ như đối thủ trên thị trường trông khá giống thương hiệu bạn và khiến khách hàng phải phân vân khi lựa chọn mua hàng.
4. Sứ mệnh hoặc giá trị thay đổi
Sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp phải định hướng, chỉ huy cách phát triển của thương hiệu. Nếu sứ mệng thay đổi thì thương hiệu cũng cần được điều chỉnh theo. Chẳng hạn, nếu như một công ty quyết định sẽ cung cấp nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường hơn và giảm thiểu mức liên quan đối với môi trường, thì họ có thể khác biệt logo và cách biểu đạt thương hiệu để phù hợp với thực tế.
5. Thương hiệu gốc là một sự chắp vá
Dĩ nhiên, một thương hiệu cũng có thể từng được “sản xuất” một cách chắp vá, vội vã do công ty quảng cáo hoặc đội ngũ phụ trách thiếu kinh nghiệp và không chú tâm đúng mức. Nếu thế, doanh nghiệp cần tái thiết thương hiệu và có một khởi đầu tươi mới cho bộ nhận diện thương hiệu.
Đới với việc làm mới thương hiệu sẽ không có lời giải thích nào là đúng hay sai mà chỉ có phù hợp hay không phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Vì vậy, khi thương hiệu đang trên đà không mang tới hiệu quả, lợi nhuận cho doanh nghiệp thì cần thay đổi. Hy vọng bài viết hữu tích đối với bạn, nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ ngay với LNDesign chúng tôi nhé!
>Xem thêm:
5 Thời điểm “vàng” để quảng bá thương hiệu
Tại sao thiết kế logo ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp bạn?
Add: Tòa nhà Hồ Gươm Plaza, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0912.68.33.68
Tel: 0247.304.3368
Email: contact@lndesign.com.vn
Website: lndesign.com.vn