
LOGO MASTERCARD THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO SAU HƠN 50 NĂM?
Logo Mastercard là biểu tượng cho sự đơn giản, tinh tế và nhất quán. Là một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở ở Purchase, New York, Mỹ chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và thanh toán, chủ yếu là thông qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Một thương hiệu có tên tuổi lớn trên thế giới này đã có những thay đổi như thế nào hơn 50 năm qua? Cùng LNDesign tìm hiểu ngay nhé.
LOGO MASTERCARD – BIỂU TƯỢNG SỰ ĐƠN GIẢN, TINH TẾ VÀ NHẤT QUÁN

Hành trình 50 năm của Logo Mastercard
Mastercard giúp người dùng cho dù là mua sắm tại cửa hàng, thông qua iPhone hay các trang web thương mại điện tử, Mastercard đều có thể giúp người dùng thanh toán dễ dàng hơn.
Ngoài việc mang đến các giải pháp tài chính, Thương hiệu này còn tự hào sở hữu một trong những logo phổ biến nhất thế giới. Hai vòng tròn của logo Mastercard đã trở thành biểu tượng quen thuộc không chỉ đối với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế mà còn được nhận biết bởi những người dùng phổ thông.
1. Lịch sử hình thành thương hiệu Mastercard
Mastercard và toàn bộ thị trường thẻ tín dụng khởi đầu từ những năm 1940, khi một số ngân hàng Hoa Kỳ cung cấp cho khách hàng một loại giấy đặc biệt, có thể sử dụng để thay thế tiền mặt tại các cửa hàng địa phương. Đây được xem là hình thức sơ khởi nhất của mô hình thanh toán bằng thẻ mà chúng ta đang sử dụng rộng rãi.

Mastercard là một trong những thương hiệu được nhận biết nhiều nhất thế giới (ảnh: Mastercard)
Năm 1966, tiền thân của Mastercard là Interbank Card Association ra đời. Mười bảy nhà tài phiệt ngân hàng cùng gặp nhau tại một hội trường nằm ở thành phố Buffalo, New York. Những nhà lãnh đạo này tập trung thảo luận về việc thành lập một liên đoàn “thẻ tín dụng” để quản lý và vận hành các dịch vụ phát hành, phân phối và thanh toán qua thẻ, thứ đang dần được khách hàng ưa chuộng.
Hiệp hội thẻ Liên ngân hàng Mỹ, gọi tắt là ICA chính thức đi vào hoạt động. Một mục tiêu khác của ICA là phản ứng lại sự thành công của sản phẩm BankAmericard, do công ty Bank of America phát hành, sau này được biết đến với tên gọi VISA.
Năm 1968, ICA bắt đầu hình thành một mạng lưới toàn cầu, trước tiên là bằng cách liên kết với ngân hàng Banco Nacional (Mexico) – ngân hàng thương mại quyền lực bậc nhất khu vực Trung Mỹ. Sau đó, họ tiếp tục thành lập các liên minh ở châu Âu và Nhật Bản.
Từ 1970 đến 1980, ICA hợp tác với các ngân hàng đến từ hầu hết mọi nơi trên thế giới. Để thể hiện tham vọng của mình đối với thị trường quốc tế, ICA đổi tên thành Mastercard International. Theo thời gian, Mastercard đã thực hiện hàng loạt thương vụ mua lại, sáp nhập và ngày càng lớn mạnh.
Cùng với VISA, Mastercard là một trong những thương hiệu dẫn đầu thị trường thẻ tín dụng. Theo thống kê, Mastercard xử lý trung bình khoảng 3,500 giao dịch mỗi giây. Năm 2020, người dùng trên toàn thế giới thanh toán các hóa đơn mua hàng của mình bằng thẻ Mastercard với số lượng hơn 113 tỷ lần.
Tham khảo dự án: Thiết kế logo ngành tài chính thương hiệu 299 Invest
2. Logo Interbank, tiền thân của logo Mastercard (1967)

Interbank là khởi đầu của thương hiệu Mastercard (ảnh: 100logos)
Interbank Card Association là tên gọi đầu tiên của tập đoàn Mastercard. Logo Interbank được phát triển theo phong cách tương đối đơn giản. Biểu tượng chữ “I” màu trắng viết thường, đặt trên một vòng tròn màu đen để tạo sự tương phản. Tên thương hiệu “Interbank” viết hoa toàn bộ bằng màu đen và được đặt dưới biểu tượng. Logo này tương đối đơn giản và thiếu sự cuốn hút nhất định với người xem.
3. Logo Mastercard phiên bản hai vòng tròn (1968)

Logo Mastercard phiên bản ứng dụng hai vòng tròn (ảnh: 100logos)
Lịch sử logo Mastercard có liên quan mật thiết đến sự phát triển của thương hiệu này. Nó phản ánh tất cả các khái niệm mang tính chiến lược mà Mastercard đã định hướng cho hoạt động công ty. Năm 1968, một biểu tượng mới được thiết kế nhằm thể hiện sự hợp tác giữa các ngân hàng với nhau.
Ban đầu, ban lãnh đạo Interbank thống nhất tên của tấm thẻ mà họ phát hành sẽ là Master Charge và sử dụng nó để cung cấp khả năng của thiết kế nhận diện thương hiệu. Cụm từ “master charge” viết thường và “The interbank card” viết hoa nằm giữa hai vòng tròn xếp chồng lên nhau. Biểu tượng được cách điệu như một cách minh họa trực quan về ý tưởng hợp tác cùng có lợi.
Điểm nhấn chính của logo Mastercard năm 1968 này là màu sắc. Màu đỏ và cam được sử dụng trong logo đã được duy trì đến phiên bản mới nhất vào năm 2019 với rất ít sự thay đổi. Đây là màu nổi bật và thu hút sự chú ý của người xem gần như ngay lập tức. Ở góc dưới cùng bên phải, biểu tượng “i” được giữ lại với kích thước nhỏ hơn nhằm mục đích tạo ra sự thống nhất về hình ảnh thương hiệu.
Tuy nổi bật hơn phiên bản trước đó, nhưng có thể thấy là logo Mastercard năm 1968 chứa đựng tương đối nhiều chi tiết. Tên sản phẩm, tên công ty lẫn logo của Interbank cùng thể hiện khiến người xem gặp khó trong việc ghi nhớ. Tính phân cấp của logo cũng không rõ ràng khi hai cụm từ “master charge” và “the interbank card” có cùng phông chữ và chỉ có sự khác biệt nhỏ về kích thước.
4. “Mastercard” chính thức được áp dụng (1979)

Tên gọi Mastercard chính thức được áp dụng trong các hoạt động của thương hiệu (ảnh: 100logos)
Tháng 12 năm 1979, ICA chính thức đổi thành Mastercard nhằm mở rộng sang thị trường quốc tế và đồng nghĩa logo thương hiệu một lần nữa có sự điều chỉnh. Cái tên mới “Mastercard” xuất hiện trên logo, thay thế cho những tên gọi trước đó.
Sự nhất quán của thương hiệu được nâng lên một tầm cao mới. Trước kia, khách hàng buộc phải ghi nhớ Masters Charge là tên của sản phẩm, còn Interbank là nhà phát hành. Giờ đây, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho người dùng với một tên gọi duy nhất “Mastercard”.
Về mặt thiết kế, hình ảnh hai vòng tròn đỏ và cam trong logo Mastercard không bị loại bỏ vì chúng vẫn phản ánh sự tiến bộ, nguồn năng lượng và chiến lược hoạt động của thương hiệu. Biểu tượng “i” sau đó cũng được gỡ bỏ vào năm 1980. Cách làm này mang lại sự tối giản và tập trung trong logo, giảm thiểu các chi tiết không cần thiết và tăng cường mức độ nhận diện.
Tham khảo dự án: Thiết kế logo ngành tài chính thương hiệu GOMA Việt Nam chuyên nghiệp và độc quyền
5. Logo Mastercard giai đoạn 1990 – 1996

Logo Mastercard giai đoạn 1990 – 1996 (ảnh: 100logos)
Logo Mastercard được thay đổi một chút. Vẫn duy trì 2 vòng tròn lồng vào nhau nhưng thay màu cam bằng màu vàng. Phần giao nhau giữa các vòng tròn được tô điểm bằng các sọc ngang xen kẽ hai màu chính. Sử dụng font chữ sans-serif mới cho tên thương hiệu Mastercard. Nó cũng được in nghiêng thay vì kiểu chữ thẳng thông thường.
6. Logo Mastercard giai đoạn 1996 – 2016

Logo Mastercard giai đoạn 1996 – 2016 (ảnh: 100logos)
Trong phiên bản logo được sử dụng trong 20 năm sau đó, các nhà phát triển tập trung vào vòng tròn màu vàng và họ đã tăng sắc độ của nó. Thương hiệu cũng giảm số lượng các sọc giao nhau ở trung tâm biểu tượng. Điều này làm cho logo trở nên tối giản và tinh gọn hơn. Bản điều chỉnh cũng tạo nên sự thu hút cho cụm từ “Mastercard” bằng cách đổ bóng phía sau.
7. Logo Mastercard phiên bản tối giản (2016)

Phiên bản năm 2016 quay trở về với hình ảnh hai vòng tròn xếp chồng lên nhau (ảnh: 100logos)
Năm 2016, Mastercard quyết định làm mới toàn bộ hệ thống nhận diện thương hiệu đánh dấu lần điều chỉnh thứ 5 của logo Mastercard sau 2 thập kỷ. Phần văn bản và sọc nằm bên trong các vòng tròn biến mất và Pentagram, agency đứng sau chiến dịch, đã lựa chọn hình ảnh hai hình tròn xếp chồng lên nhau, như những gì đã tồn tại trước năm 1990.
Tập đoàn cũng thay đổi cách viết tên thương hiệu, cụm từ này được viết thường toàn bộ “mastercard”.Tên công ty được sử dụng font chữ mới và nằm phía dưới. Màu vàng được tăng sắc độ, gần màu cam hơn. Theo Pentagram, mục tiêu của bộ nhận diện là truyền đạt sự đơn giản và hiện đại, cùng với đó là bảo tồn di sản và giá trị thương hiệu của công ty.
Đồng thời, công nghệ kỹ thuật số dần trở thành một phân khúc phát triển trong hoạt động kinh doanh của Mastercard. Vì vậy, họ cần một hệ thống hình ảnh có thể giúp định vị thương hiệu như một công ty công nghệ lấy con người làm trung tâm. Logo Mastercard phiên bản 2016 đại diện cho định hướng đó. Logo cũng có thể hoạt động hiệu quả trên tất cả các nền tảng và thiết bị khác nhau.
8. Logo Mastercard (2019)

Logo Mastercard với hai hình tròn mang tính biểu tượng (ảnh: 100logos)
Tháng 1 năm 2019, thương hiệu bỏ tên “mastercard” khỏi logo mang tính biểu tượng của mình cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Các vòng tròn màu đỏ và màu vàng lồng vào nhau, hình ảnh đã trở nên cực kỳ phổ biến, nay được gọi là “Biểu tượng Mastercard”.
Các nhà lãnh đạo Mastercard tự tin rằng logo giờ đây có thể tự đứng vững và đại diện cho cả thương hiệu một cách tuyệt đối. Khách hàng khi nhìn vào biểu tượng thiết kế logo sẽ ngay lập tức liên tưởng đến Mastercard, vì thế tên thương hiệu không nhất thiết phải đi cùng với logo. Các yếu tố còn lại hầu như không thay đổi, logo Mastercard vẫn đảm bảo tính hiện đại và linh hoạt nhằm hoạt động trên môi trường kỹ thuật số.
9. Font chữ và màu sắc của logo Mastercard
Ngay từ đầu, bộ nhận diện thương hiệu của Mastercard đã dựa trên các yếu tố cực kỳ đơn giản: hai vòng tròn mang màu đỏ và vàng. Ý nghĩa xếp chồng thể hiện rõ nét ý tưởng về tính kết nối, trong khi các hình tròn cơ bản gợi ý về sự bao quát và khả năng tiếp cận. Các đặc điểm này chính là điểm mấu chốt cho thông điệp thương hiệu của Mastercard, vốn nhấn mạnh đến “những khả năng vô giá” (priceless possibilities). Những phiên bản sau đó hầu hết chỉ liên quan đến các chỉnh sửa nhỏ liên quan đến phông chữ hoặc màu sắc.
Trong lần điều chỉnh năm 2016, logo Mastercard sử dụng phông chữ FF Mark. Pentagram lựa chọn FF Mark vì kiểu dáng đơn giản, hiện đại và tính dễ đọc ở kích thước nhỏ. Điều này là vô cùng quan trọng khi Mastercard hướng đến sự tối ưu hóa trên các thiết bị công nghệ. Bộ chữ FF Mark cũng có những đường nét tròn, phù hợp với hệ thống thiết kế dựa trên logo.
Tham khảo dự án: Thiết kế logo lĩnh vực phần mềm Mason Aitech
Một thách thức khác đối với các nhà thiết kế là chọn ra ba màu sẽ được sử dụng trong logo Mastercard. Họ đã thực hiện hàng trăm thử nghiệm để tìm ra bộ màu, thứ không chỉ đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ, mà còn phải hiển thị tốt trong tất cả tình huống. Ngoài ra, trong các phiên bản ban đầu của logo Mastercard, màu đỏ và vàng chồng lên nhau đã tạo ra một màu mang sắc độ tối. Pentagram đã điều chỉnh để màu cam trở nên sáng hơn, tạo cho biểu tượng cảm giác lạc quan và tích cực.
Bảng màu cuối cùng được xây dựng từ các sắc độ màu bao quanh màu đỏ và vàng chính thức của logo. Những nhà thiết kế cũng sử dụng màu xám làm background để đảm bảo tính trung lập. Màu cam được thêm vào như một màu cơ bản mới (primary color), một điểm giao hoàn hảo giữa màu đỏ và màu vàng.
Vị trí dẫn đầu không đồng nghĩa với sự đảm bảo. Theo thời gian, thương hiệu buộc phải làm mới chính mình để bắt kịp với sự thay đổi trong xu hướng, hành vi, thị hiếu của nhóm khách hàng. Những sự thay đổi phải dựa trên những khái niệm cốt lõi đã làm nên thương hiệu.
Với Mastercard, tính kết nối và đơn giản là những đặc tính hình thành nên câu chuyện của họ ngay từ thời điểm thành lập. Mastercard truyền tải bản sắc bằng hai vòng tròn kết hợp với nhau, và biểu tượng này đã tồn tại đến thời điểm hiện tại, thể hiện sự nhất quán và đơn giản trong cách thể hiện của thương hiệu.
Trên đây là bài viết tổng quan về quá trình hơn 50 năm của logo Mastercard mà LNDesign muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn bắt đầu dự án thiết kế logo thương hiệu của mình.
Nếu bạn đang tìm một đơn vị uy tín và kinh nghiệm để có thể thiết kế logo thương hiệu, hệ thống bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế bao bì sản phẩm, Profile công ty, thiết kế catalogue brochure của doanh nghiệp mình một cách chuyên nghiệp và ấn tượng, thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi, hoặc để lại thông tin và yêu cầu của bạn, bộ phận tư vấn của LNDesign sẽ liên hệ lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc cho bạn nhé!
>Tham khảo dự án:
Thiết kế logo nhà hàng đồ ăn Ý thương hiệu GIOIA
Thiết kế logo lĩnh vực công nghệ môi trường thương hiệu Wetechco
Thiết kế logo ngành cung ứng và quản lý nguồn lao động Quang Minh
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ LNDESIGN
Add: Tòa nhà Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0912.68.33.68
Tel: 0247.304.3368
Email: contact@lndesign.com.vn
Website: https://lndesign.com.vn/