
LỢI THẾ CẠNH TRANH LÀ GÌ? 3 YẾU TỐ TẠO NÊN LỢI THẾ BỀN VỮNG
Trong thời kỳ nền kinh tế thị trường ngày càng khốc liệt, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải nắm rõ lợi thế cạnh tranh của mình. Vậy lợi thế cạnh tranh là gì? Làm thế nào để xác định và tận dụng được những lợi thế đó. Hãy cùng LNDesign tìm hiểu qua những nội dung sau đây nhé.
LỢI THẾ CẠNH TRANH LÀ GÌ?
Cạnh tranh là hoạt động để thúc đẩy sự phát triển của xã hội và các cá thể. Cạnh tranh trong kinh tế lại càng quan trọng hơn nữa. Lợi thế cạnh tranh là những gì giúp cho doanh nghiệp nổi bật hơn so với các đối thủ khác trên thị trường.
Nghĩa là doanh nghiệp có thể làm tốt điều mà đối thủ cạnh tranh không sở hữu hoặc không thể làm được, đó được coi là lợi thế.

Doanh nghiệp có thể làm tốt điều mà đối thủ cạnh tranh không sở hữu hoặc không thể làm được, đó được coi là lợi thế.
Việc nắm bắt và tận dụng được các lợi thế của tổ chức mang lại rất nhiều lợi ích. Về mặt tổ chức, lợi thế sẽ mang lại sự nổi bật cho một Thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ; tạo ra lợi nhuận lớn hơn và thiết lập vị thế của nó trên thị trường. Đối với khách hàng lựa chọn những tổ chức như trên sẽ được sử dụng những sản phẩm dịch vụ có giá trị cao, đảm bảo hơn.
Ví dụ: Năm 1950, một làn sóng công nghệ mới đã “càn quét” ngành công nghiệp thực phẩm: lò vi sóng, máy đông lạnh, hương vị nhân tạo. Kết hợp với hoạt động nhượng quyền, chúng tạo nên một lĩnh vực mà trước kia chưa từng phổ biến chính là thức ăn nhanh. Nổi bật và thành công nhất trong số đó là McDonald’s. McDonald’s thành lập năm 1948 đã từng bước phát triển, mở rộng và trở thành biểu tượng đại diện toàn cầu.
Câu chuyện về McDonald’s và lịch sử phát triển của hãng đã phổ biến và gần như không còn gì mới để chúng ta bàn luận. Điều đặc biệt là năm 1948, một thương hiệu khác cũng xuất hiện: In-N-Out Burger.
Khi nhiều công ty dần chuyển sang món thịt đông lạnh để phục vụ khách hàng nhanh hơn và tạo ưu thế trong cuộc đua “tốc độ”, thì Harry Snyder – nhà sáng lập của In-N-Out Burger – lại tìm đến những nhà cung cấp để có thịt tươi mỗi ngày. Kể từ đó, In-N-Out chỉ sử dụng nguyên liệu tươi ngon nhất và hạn chế số lượng món trong thực đơn nhằm tập trung cho chất lượng.
In-N-Out đã thành công, nếu không muốn nói là cực kỳ thành công. Khách hàng của hãng là những người sẵn lòng chờ hơn 10 phút (khoảng thời gian vô tận với người quen ăn McDonald’s) để mua bánh mì kẹp thịt tươi và tận hưởng hương vị “nhà làm”. Nhiều “fan cuồng” còn tự hào khoe chuyện mình sẵn sàng lái xe bao xa hoặc xếp hàng bao lâu tại một cửa hàng mới khai trương của In-N-Out.
Phần giới thiệu trên website của In-N-Out: “Chúng tôi không đông lạnh, đóng gói sẵn hay hâm nóng thực phẩm bằng lò vi sóng. Chúng tôi làm mọi thứ theo cách cổ điển.” Khách hàng ngày nay sẽ trải nghiệm món ăn tương tự như những gì đã có tại các cửa hàng In-N-Out từ năm 1948.
In-N-Out Burger là ví dụ hoàn hảo cho việc sở hữu lợi thế cạnh tranh bền vững. Không chọn khai phá những “mảnh đất” đông người, thương hiệu đã tìm thấy con đường riêng của mình và phát triển dựa trên một tập hợp hoạt động cụ thể.
Tham khảo dự án: Thiết kế logo thương hiệu Xanh Việt Nam hiện đại, độc đáo
CÓ NHỮNG LOẠI LỢI THẾ CẠNH TRANH NÀO THƯỜNG GẶP TRONG KINH DOANH
Khi đã hiểu được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì bạn nên biết phân loại để có sự lựa chọn phù hợp. Lợi thế cạnh tranh được phân thành hai loại cơ bản: Lợi thế chi phí thấp (cost advantage) và lợi thế khác biệt hóa (differentiation advantage). Ngoài ra, có một loại chiến lược khác được cụ thể hoá cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó được gọi là lợi thế tập trung vào mục tiêu.
1. Lợi thế về chi phí

Lợi thế về chi phí
Lợi thế chi phí thấp (cost advantage) đạt được khi doanh nghiệp cung ứng những giá trị giống với đối thủ cạnh với chi phí thấp hơn. Chi phí thấp không có nghĩa sẽ khiến cho hàng hóa giảm đi giá trị, không thu hút khách hàng. Mặt khác, doanh thu và lợi nhuận có thể sẽ cao hơn nhiều. Bởi doanh nghiệp vẫn thu được lãi ở mức hợp lý trên mỗi sản phẩm bán ra.
Để có được lợi thế này, doanh nghiệp cần tối thiểu hóa chi phí. Ví dụ, tìm nguồn cung giá rẻ, chất lượng; thuê lao động lấy chất lượng hơn số lượng,… Thậm chí, khâu nào có thể tự làm, không cần thuê ngoài là lợi thế lớn. Tóm lại, chuyển đổi và giảm lợi ích chi phí của doanh nghiệp sẽ gia tăng giá trị phía khách hàng.
2. Lợi thế về sự khác biệt

Lợi thế về sự cạnh tranh
Lợi thế khác biệt hóa (differentiation advantage) đạt được khi doanh nghiệp cung ứng những giá trị vượt trội hơn đối thủ. Khác biệt ở đây là “một cái gì đó độc đáo, được khách hàng đánh giá cao hơn việc đưa ra một mức giá thấp” (Porter, 1985).
Việc tạo ra sự khác biệt hoá (trên cơ sở đảm bảo chất lượng) sẽ khiến khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn. Không phải ai cũng thích những thứ phổ biến, đại trà. Tâm lý người mua luôn muốn có những sản phẩm dịch vụ vừa tốt, vừa có dấu ấn riêng.
Để thực tế hoá sự khác biệt trong sản phẩm của mình, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Đầu tư vào phát triển nguồn lực, tư duy độc đáo, khả năng đưa ra những ý tưởng sáng tạo và hợp lý. Đây chính là lợi thế cạnh tranh bền vững mà doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới.
Tham khảo dự án: Thiết kế logo thương hiệu nhà hàng khách sạn Trọng Tín
3. Lợi thế tập trung vào mục tiêu

Lợi thế tập trung vào mục tiêu
Lợi thế tập trung vào mục tiêu làm trung tâm thường đạt qua chiến lược tập trung. Chiến lược tập trung là chiến lược cạnh tranh được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của một nhóm khách hàng hoặc một số phân khúc thị trường. Lợi thế chiến lược này chủ yếu được các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) sử dụng. SME thường không có đủ nguồn lực hoặc nguồn lực không đủ mạnh để thực hiện quy mô rộng.
Doanh nghiệp thực hiện chiến lược chi phí thấp hoặc khác biệt hóa sản phẩm trong với nhóm khách hàng nhất định. Mục đích để nhằm đạt được lợi thế kinh doanh chủ yếu dựa trên nhu cầu thiết yếu của một nhóm khách hàng điển hình.
CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH LỢI THẾ CẠNH TRANH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Hiểu rõ năng lực cạnh tranh sẽ giúp tổ chức nâng cao hoặc tạo ra lợi thế kinh doanh phù hợp hơn.
1. Yếu tố bên ngoại lực
- Các điều kiện yếu tố đầu vào: Thị trường, cơ sở hạ tầng…
- Các điều kiện về cầu: Nhu cầu khách hàng, quy định pháp luật về tiêu dùng…
- Các ngành cung ứng liên quan
- Chi phối của thị trường: Rào cản vô hình, độc quyền, cạnh tranh…
2. Yếu tố nội lực
2.1 Trình độ quản lý
Người quản lý như “bộ não” của cả bộ máy. Một đội ngũ cán bộ giỏi, có năng lực sẽ giúp xây dựng một cơ cấu tổ chức linh hoạt, đề ra những chiến lược hiệu quả.
Trình độ nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực hay chính là nhân viên chính là nguồn gốc của những ý tưởng tuyệt vời cho tổ chức. Nhân lực chất lượng sẽ đem lại những sản phẩm dịch vụ độc đáo, thu hút thông qua rất nhiều cách khác nhau.
2.2 Năng lực về tài chính
Nguồn vốn dồi dào sẽ là bước đệm quan trọng trong mọi công đoạn trong quy trình làm việc, sản xuất. Bởi mọi ý tưởng sẽ vô nghĩa nếu không có tài chính.
Thực tế, không doanh nghiệp nào có thể đủ vốn để triển khai mọi mặt hoạt động sản xuất của mình. Vì vậy, công ty phải có kế hoạch huy động vốn phù hợp và chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn.
2.3 Trình độ PR – Marketing
Năng lực marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường; khả năng thực hiện chiến lược 4P, 7P… Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.4 Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Eternal Energy do LNDesign thực hiện
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đẹp luôn là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng thương hiệu. Đó cũng là bước đi rất quan trọng quyết định hướng đi, mục tiêu, tham vọng của doanh nghiệp đó.
Bộ nhận diện thương hiệu đẹp được xây dựng không chỉ nhằm mục tiêu tạo sự nhận biết, sự khác biệt, thể hiện cá tính đặc thù doanh nghiệp mà nhiệm vụ của nó là nhắm đến việc tác động vào nhận thức, cảm nhận của khách hàng, đối tác về sự chuyên nghiệp và tin cậy của thương hiệu. Sự thuyết phục là sức mạnh mà bộ nhận diện thương hiệu tạo ra. Sản phẩm của bạn được tung ra thị trường sẽ được đón chào nồng nhiệt nếu được nhận diện tốt, dễ nhớ, dễ cảm nhận.
Đứng giữa hàng chục hợp đồng giống nhau về giá, chất lượng, thương hiệu của bạn được nhận diện rõ nhất sẽ tạo ra được sức cạnh tranh quyết định đến sự lựa chọn khách hàng, đối tác. Tạo được các thế mạnh khi thương lượng với nhà cung ứng, nhà phân phối về giá cả, thanh toán, vận tải,…
Tham khảo dự án: Thiết kế logo thương hiệu ngành tài chính 299 Invest
DỊCH VỤ THIẾT KẾ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu Mason-aitech do LNDeisgn thực hiện
Việc lựa chọn dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cần phải hết sức cẩn thận. Với sự bùng nổ của lĩnh vực công nghệ thông tin thì việc tìm một công ty thiết kế chuyên nghiệp là không khó. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo chất lượng và sự chuyên nghiệp nhất thì LNDesign chính là một đơn vị bạn có thể hoàn toàn tin tưởng lựa chọn.
- LNDesign – Đơn vị Agency với 10+ năm kinh nghiệm cùng hàng nghìn dự án thành công trên khắp cả nước.
- Là một Agency lớn tại Việt Nam, tập hợp 100% Senior Level – xuất thân là những chuyên viên thiết kế cấp cao
- Thiết kế Logo chuyên nghiệp, mang hiệu quả tăng trưởng rõ rệt cho thương hiệu.
- Đa dạng về phong cách thiết kế cùng Kinh nghiệm hầu hết các lĩnh vực.
- Quy trình làm việc rõ ràng, chặt chẽ từ khâu Nghiên cứu cho đến Hoàn thiện.
- Luôn sẵn sàng khi khách hàng cần, đảm bảo tương tác liên tục, tức thì.
- Giải pháp sáng tạo được lấy từ Cảm hứng những dữ liệu nghiên cứu chính xác, kết hợp kinh nghiệm từ các dự án thực tế để đưa ra nhận diện phù hợp và chất lượng nhất.
- Song song với các họa sĩ thiết kế là Giám đốc sáng tạo tham gia dự án luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng cho đến khi dự án được hoàn tất.
- Cam kết dự án thành công 100%.
Bạn đang tìm một đơn vị uy tín và kinh nghiệm để có thể thiết kế logo thương hiệu, hệ thống bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế bao bì sản phẩm, Profile công ty, thiết kế catalogue brochure của doanh nghiệp mình một cách chuyên nghiệp và ấn tượng, thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi, hoặc để lại thông tin và yêu cầu của bạn, bộ phận tư vấn của LNDesign sẽ liên hệ lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc cho bạn nhé!
>Xem thêm:
Thiết kế logo lĩnh vực tài chính GOMA Việt Nam chuyên nghiệp và độc quyền
Thiết kế logo và bộ nhận diện diện thương hiệu Gạo Lựu Sướng
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ LNDESIGN
Add: Tòa nhà Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0912.68.33.68
Tel: 0247.304.3368
Email: contact@lndesign.com.vn
Website: https://lndesign.com.vn/