
Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, cần phải có kế hoạch và triển khai một cách nhất quán. Để xây dựng thương hiệu thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chủ quan lẫn khách quan. Tuy nhiên, khi bắt đầu doanh nghiệp cần thực hiện các quy trình xây dựng thương hiệu sau:
QUY TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ?

Quy trình xây dựng thương hiệu là một chuỗi các bước bạn cần thực hiện để nâng cao nhận thức về thương hiệu
Quy trình xây dựng thương hiệu là một chuỗi các bước bạn cần thực hiện để nâng cao nhận thức về thương hiệu, cũng như xây dựng danh tiếng cho thương hiệu. Nó cực kỳ hữu ích cho những thương hiệu mới, tuy nhiên vẫn mang những tác dụng nhất định cho những doanh nghiệp lâu đời có nhu cầu tái định vị thương hiệu nhằm muốn thay đổi suy nghĩ của khách hàng về thương hiệu của mình.
Một quy trình xây dựng thương hiệu thành công mang lại bản sắc thương hiệu mạnh mẽ và độc đáo, có thể nhận ra trên tất cả các tài liệu thương hiệu của bạn.
Ngoài việc trở nên đáng nhớ và khác biệt, tất cả những tài sản này cần phải miêu tả chính xác, cũng như truyền tải được “cá tính” của thương hiệu.
Trên hết, điều quan trọng khi cân nhắc quá trình xây dựng thương hiệu chính là việc hiểu được nhu cầu của chính doanh nghiệp bạn. Thương hiệu của bạn muốn truyền tải thông điệp gì và truyền tải đến ai. Các giai đoạn ban đầu của quy trình xây dựng thương hiệu sẽ định hình cách bạn tiếp cận các giai đoạn sau.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VỚI DOANH NGHIỆP
1. Nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh
Thương hiệu có thể hiểu như một trải nghiệm, mang tới cho khách hàng không chỉ những sản phẩm hữu hình. Vì vậy, thương hiệu cần phải tận dụng trải nghiệm đó, đi kèm một vài yếu tố khác để định vị bản thân tốt hơn trong thị trường, vốn sức cạnh tranh đã và đang còn khốc liệt.
2. Xây dựng lòng trung thành của thương hiệu
Những doanh nghiệp sở hữu thương hiệu nhất quán và đáng nhớ luôn tạo được niềm tin và sự tin tưởng từ khách hàng. Người tiêu dùng thường sẽ quay trở lại với những gì họ đã biết trước, hoặc với những bên họ biết được bản thân sẽ được đáp ứng đầy đủ nhu cầu.
3. Thiết lập giá trị cho bản thân và sản phẩm
Quá trình xây dựng thương hiệu cũng cho phép bạn khả năng kiểm soát cách mà khách hàng, cũng như thị trường nhận thức về thương hiệu của bạn.
Nghĩ đơn giản, lựa chọn của bạn về việc mặc gì hoặc cách bạn để tóc như nào sẽ ảnh hưởng đến việc người khác nghĩ gì về bạn phải không? Điều này cũng áp dụng tương tự với quá trình xây dựng thương hiệu, miễn rằng những quyết định của bạn là có chủ đích.
CÁC GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
Bước 1: Nghiên cứu và xây dựng tầm nhìn thương hiệu

Nghiên cứu và xây dựng tầm nhìn thương hiệu
Để định vị doanh nghiệp của bạn trong thị trường, trước tiên bạn cần phải hiểu được thị trường đó. Xây dựng chiến lược thương hiệu mà không hề hiểu về khách hàng mục tiêu hay đối thủ thì sẽ chỉ như họa vô đơn chí.
Để tìm ra điều gì khiến thương hiệu của bạn khác biệt cũng như tốt hơn so với đối thủ, bạn cần phải biết những đối thủ đó là ai, cũng như họ cung cấp những gì. Ngoài ra, bạn cũng cần phải hiểu được đối tượng mà những đối thủ đó tiếp cận – liệu khách hàng mục tiêu của họ và của bạn có giống nhau, hay là vẫn còn phân khúc nhỏ khác mà bạn có thể khai thác. Từ đó sẽ giúp thương hiệu tập trung vào chính xác đối tượng khách hàng, cũng như cách mà thương hiệu của bạn có thể hấp dẫn được những khách hàng đó bằng điểm độc đáo của mình.
Bước 2: Xây dựng chiến lược thương hiệu
Đây là bước quan trọng nhằm xác định cách thức mà doanh nghiệp thực hiện nhằm đưa thương hiệu đạt được mục tiêu (tầm nhìn) đặt ra. Đây cũng là bước nhằm xác định “phần hồn” cho thương hiệu. Ở bước này DN cần phải trả lời các câu hỏi sau đây: Điểm khác biệt của thương hiệu là gì (định vị thương hiệu), tính cách của thương hiệu như thế nào, nhân cách thương hiệu ra sao và kiến trúc thương hiệu (nếu có) sẽ được xây dựng như thế nào?.
Bước 3: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Nhận diện thương hiệu của bạn được tạo nên từ những thành tố hữu hình, nhìn nhận được và đóng vai trò như một khối tổng thể. Mục tiêu chính của bất kỳ nhận diện thương hiệu nào cũng là tạo ra một thứ gì đó khác biệt, và được được bởi khách hàng nhìn thấy.
Nhận diện tạo nên sức sống cho thương hiệu và có thể biến nó thành một trải nghiệm, một thứ gì đó mà khách hàng có thể tương tác cùng. Nhận diện thương hiệu của bạn bao gồm cả khả năng phân biệt các tính năng bằng lời nói và hình ảnh, cũng như tính cách tổng thể.
Xác định chính xác các yếu tố này có khả năng là phần sáng tạo nhất của quy trình xây dựng thương hiệu. Trọng tâm của thương hiệu dĩ nhiên là phần Logo, và còn: Slogan, Bao bì sản phẩm, Nhạc hiệu, Hồ sơ doanh nghiệp, Catalogue, Brochure và các yếu tố khác.
Bước 4: Truyền thông thương hiệu
Sau khi xây dựng thương hiệu (bao gồm phần hồn và phần xác), doanh nghiệp cần có kế hoạch quảng bá thương hiệu. ây là bước quan trọng nhằm đưa hình ảnh thương hiệu đi vào tâm trí khách hàng. Một thương hiệu không thể thành công nếu không triển khai các hoạt động quảng bá. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh truyền thông marketing có tác động tích cực đến tài sản thương hiệu và các thành phần của nó. Vì vậy, để xây dựng và tạo được hình ảnh, niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu cần thiết phải có những chương trình truyền thông marketing hiệu quả.
Bước 5: Đánh giá và đo lường hiệu quả thương hiệu

Đánh giá và đo lường hiệu quả
Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài cần phải được triển khai một cách nhất quán và linh hoạt. Trong quá trình triển khai thị trường sẽ có nhiều thay đổi (về đối thủ cạnh tranh, khách hàng, xu hướng của nền kinh tế…). Vì vậy, sau một thời gian triển khai thương hiệu, doanh nghiệp cần phải đánh giá hiệu quả công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu.
Mục đích của việc đánh giá là để đối chiếu lại giữa kết quả thực hiện so với mục tiêu ban đầu để có những giải pháp điều chỉnh phù hợp. Đánh giá hiệu quả xây dựng thương hiệu cần phải được thực hiện định kỳ (mỗi 6 tháng hoặc hằng năm). Các tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá và đo lường hiệu quả công tác xây dựng thương hiệu hay còn gọi là đo lường sức khỏe thương hiệu là: mức độ nhận biết thương hiệu, mức độ liên tưởng thương hiệu, chất lượng cảm nhận, mức độ trung thành thương hiệu, doanh thu, thị phần hoặc lợi nhuận…
Quy trình xây dựng thương hiệu là một quá trình dài cần được nghiên cứu và thực hiện cẩn thận. Hãy đảm bảo thương hiệu của bạn có một phần lõi vững chắc, nó là thứ để bạn có thể theo dõi trong suốt quá trình và nhìn vào nguồn gốc của mọi thứ: Giá trị và mục đích của thương hiệu.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn có những bước đi đúng đắn và phát triển trong tương lai. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay bạn đang tìm kiếm một đơn vị thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín hãy liên hệ ngay với LNDesign chúng tôi nhé!
>Xem thêm:
Add: Tòa nhà Hồ Gươm Plaza, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0912.68.33.68
Tel: 0247.304.3368
Email: contact@lndesign.com.vn
Website: https://lndesign.com.vn