
NHỮNG SAI LẦM KHI THIẾT KẾ TÊN THƯƠNG HIỆU
Thiết kế tên thương hiệu là một phần của quá trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Bên cạnh logo và tagline, tên thương hiệu đóng vai trò như yếu tố hạt nhân của một bộ nhận diện hoàn chỉnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thiết kế tên thương hiệu.
THIẾT KẾ TÊN THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ?

Dự án thương hiệu do LNDesign thực hiện.
Tên thương hiệu có thể được hiểu là cái tên mà doanh nghiệp, tổ chức đặt cho một dòng sản phẩm dịch vụ mà họ đã sản xuất kinh doanh. Tên thương hiệu không phải là tên nhanh nghiệp với tên thương hiệu mang phạm vi hẹp hơn tên doanh nghiệp trong khi tên thương hiệu chỉ dùng để chỉ sản phẩm được tạo ra thì tên doanh nghiệp dùng để chỉ tổ chức tạo ra sản phẩm đó.
Đối với quá trình thành lập và phát triển công ty, tên thương hiệu là một phần quan trọng không thể thiếu. Tên thương hiệu tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp; đồng thời giúp khách hàng dễ gọi, dễ nhớ, dễ ấn tượng; từ đó kéo gần khoảng cách của doanh nghiệp với khách hàng đối tác đem lại lợi nhuận tốt hơn cho công ty.
NHỮNG SAI LẦM KHI THIẾT KẾ TÊN THƯƠNG HIỆU
Sai lầm 1: Cho rằng thiết kế tên thương hiệu rất dễ làm
Một số doanh nghiệp, nhà lãnh đạo đánh giá việc thiết kế tên thương hiệu ít quan trọng so với bản chất và ý nghĩa vốn có của nó. Họ cho rằng việc đổi tên hay đặt một cái tên mới không cần quá chú trọng hay đầu tư, vì tên nào cũng được, chỉ cần dễ nhớ một tí.
Đây là một quan điểm sai lầm và về lâu dài có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đối với thương hiệu. Không chỉ với những doanh nghiệp mới bắt đầu xây dựng thương hiệu, những tập đoàn lớn cũng khó tránh khỏi hậu quả nếu không đầu tư nghiêm túc cho việc thiết kế tên thương hiệu.
Quá trình thiết kế tên thương hiệu yêu cầu nhà lãnh đạo và đội ngũ sáng tạo phải thực hiện nghiêm túc và đầu tư cho việc nghiên cứu, thảo luận và thấu hiểu vấn đề thật sự của thương hiệu.
Nhiều trường hợp thương hiệu gặp khó khăn trong việc truyền thông không phải do cái tên khó đọc, mà là vì nó nghe giống một thương hiệu nào đó khác. Như vậy, vấn đề thật sự ở trường hợp này là sự khác biệt, không phải cách phát âm.
Điều quan trọng chính là đội ngũ thiết kế tên thương hiệu có đủ năng lực và khả năng tìm ra được vấn đề, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. Thông thường, sẽ có hàng trăm cái tên được xem xét và loại bỏ trước khi đội ngũ thiết kế tên thương hiệu tìm ra được ý tưởng hiệu quả nhất.
Sai lầm 2: Đặt ra quá nhiều yêu cầu cho tên thương hiệu

Một cái tên ‘Apple’ không thể nào làm nên thương hiệu Apple
Tên thương hiệu, logo hoặc sản phẩm chỉ là một phần của thương hiệu. Một cái tên ‘Apple’ không thể nào làm nên thương hiệu Apple. Một từ “Amazon” cũng không tạo ra hình ảnh của một công ty thương mại điện tử toàn cầu.
Đôi khi nhà lãnh đạo quên mất điều này và đặt ra quá nhiều kỳ vọng cho đội ngũ thiết kế tên thương hiệu. Họ tìm cách “nhồi nhét” năm, sáu ý nghĩa khác nhau cho một cụm từ hai ba âm tiết. Cách làm này không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Luận điểm này cũng áp dụng với những tập đoàn hàng đầu trên thế giới. Ví dụ, hai mươi năm trước nếu nghe thấy cái tên Tesla, bạn có nghĩ rằng doanh nghiệp này sẽ trở thành người dẫn lối trong ngành công nghiệp chế tạo xe hơi không?
Nhiều khả năng là không. Có thể bạn sẽ chép miệng và cho rằng “Đây rồi, lại thêm một nhóm fan cuồng của Nikola Tesla”. Vậy bây giờ “nhóm fan cuồng” này đang ở đâu? Thêm vào logo, màu sắc, câu chuyện, sản phẩm, tagline, dịch vụ, và… Elon Musk, chúng ta có thương hiệu Tesla – top 30 thương hiệu toàn cầu dựa trên giá trị thương mại.
Thiết kế tên thương hiệu rất quan trọng, nhưng đừng vì thế mà đặt ra yêu cầu quá cao cho nó. Hãy nhớ xây dựng thương hiệu là một quá trình, chứ không chỉ dừng lại ở bước gọi tên.
Sai lầm 3: Thiếu tiêu chí đánh giá khách quan khi thiết kế tên thương hiệu
Chúng ta không thể nào gạt bỏ một ý tưởng tên thương hiệu chỉ vì đơn giản là ta không thích nó, hoặc vì cái tên này nghe không hợp.
Thích hay không thích là đánh giá chủ quan của mỗi người. Ý tưởng có thể tuyệt vời với người này nhưng lại là thảm họa với người kia. Do đó, nếu đánh giá việc thiết kế tên thương hiệu dựa trên những cảm xúc chủ quan đôi khi sẽ không hợp lý, mà lại còn vô tình loại đi những ý tưởng hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa cảm xúc chủ quan (thích hoặc ghét) và sự quen thuộc. Mọi người thường có xu hướng thích những gì mà họ đã quen thuộc và thuộc về “vùng an toàn” của nhận thức.
Điều đó có nghĩa: những cái tên “dễ mến” sẽ rất khó nổi bật giữa một loạt những cái tên “dễ mến khác”. Trong khi “khác biệt” lại là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi xây dựng và phát triển thương hiệu.
VẬY THIẾT KẾ TÊN THƯƠNG HIỆU CẦN NHỮNG TIÊU CHÍ NÀO?
1. Thiết kế tên thương hiệu cần đơn giản
Quy tắc này không chỉ ứng dụng cho logo, tagline mà bao gồm cả việc thiết kế tên thương hiệu.
Nếu việc thiết kế tên thương hiệu của bạn quá phức tạp và khó đọc thì chúng sẽ có tác động tiêu cực đến các hoạt động truyền thông của thương hiệu. Đây là điều hiển nhiên vì não bộ chúng ta sẽ dễ tiếp nhận và xử lý nếu “đầu vào” là các thông tin ngắn gọn, đơn giản, hơn là những nội dung quá dài dòng, đa nghĩa.

Nike – cái tên chúng ta đã rất quen thuộc ngày nay
Đã có nhiều trường hợp các thương hiệu nổi tiếng phải đổi tên để phù hợp hơn với thị trường như Google (đổi từ BackRub), Instagram (đổi từ Burbn),… Một ví dụ cụ thể là Nike, lúc đầu vốn không hề được đặt tên là… Nike – cái tên chúng ta đã rất quen thuộc ngày nay. Nhà sáng lập Phil Knight ban đầu đã sử dụng cụm từ “Blue Ribbon Sports” để đặt cho đứa con tinh thần của mình.
2. Thiết kế tên thương hiệu cần khác biệt
Tên thương hiệu, cùng với logo, là hai yếu tố nhận diện thường xuyên được khách hàng sử dụng để phân biệt thương hiệu của bạn với những doanh nghiệp khác trên thị trường
Chúng ta sử dụng tên thương hiệu ở hầu hết các điểm chạm với khách hàng. Từ fanpage Facebook, tài khoản email, danh thiếp,… Cái tên thường là thứ khách hàng chú ý đến đầu tiên, ghi nhớ và nghĩ đến khi cần tìm hiểu về sản phẩm của thương hiệu.
Họ sẽ chỉ đơn giản hỏi nhau “Tôi mua hàng ở thương hiệu A” hoặc “Bạn có biết hãng B không”, chứ sẽ không phải mất thời gian mô tả chi tiết sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.
Nói cách khác, việc thiết kế tên thương hiệu của bạn phải thật sự khác biệt để đảm bảo tính nhận diện, đặc biệt là giữa những doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng. Chúng ta cần tránh việc tên thương hiệu có thể khiến khách hàng hiểu nhầm hoặc nhớ nhầm sang một thương hiệu khác, kể cả khi chỉ sử dụng trùng nhau một thành tố.
3. Thiết kế tên thương hiệu cần dễ phát âm

Head&Shoulders
Đôi khi nhà lãnh đạo quá tập trung vào việc suy nghĩ ý nghĩa hay tìm kiếm một từ ngữ thật đặc biệt mà lại bỏ quên một yếu tố vô cùng quan trọng khi thiết kế tên thương hiệu: phát âm. Với một quốc gia mà tiếng địa phương là đặc trưng như Việt Nam thì điều này lại càng trở nên cần thiết.
Một trường hợp “được” phát âm sai nhiều nhất có lẽ là Head&Shoulders, thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc cơ thể. Cái tên Head&Shoulders được biến tấu thành rất nhiều phiên bản thuần Việt khác nhau như “hết sầu đơ”, “đét èn sâu”,…
Hoặc có nhiều thương hiệu bị phát âm sai rất nhiều nhưng chúng ta không nhận ra như Adobe (ah-doh-bee), Chevrolet (shev-ro-lay), Ikea (ih-key-yah),…
4. Thiết kế tên thương hiệu cần dễ viết ra
Bên cạnh việc xuất hiện thông qua ngôn ngữ giao tiếp thường ngày, khách hàng đôi khi cũng cần phải viết tên thương hiệu ra một cách cụ thể.
Giả sử một người có nhu cầu mua hàng và thương hiệu của bạn bỗng xuất hiện trong tâm trí họ. Anh ta đã nghe nói đến cửa hàng của bạn một vài lần và có ý muốn tham khảo sản phẩm, giá bán hay đánh giá của người khác trước khi quyết định.
Nhưng đến bước quan trọng nhất là gõ tên thương hiệu của bạn trên trang tìm kiếm thì lại không ra kết quả, chỉ vì cái tên đó quá khó viết nên khách hàng đã viết sai. Họ mất hứng và lựa chọn một thương hiệu khác. Vậy là bạn đã mất đi khách hàng chỉ vì họ không thể gõ đúng tên thương hiệu của bạn.
Trên thực tế, câu chuyện này diễn ra rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Nhà lãnh đạo đôi khi quá mải mê tìm kiếm một cái tên hấp dẫn mà sơ ý bỏ qua những yếu tố tưởng chừng như rất cơ bản khi thiết kế tên thương hiệu
5. Thiết kế tên thương hiệu cần thể hiện được ngành nghề hoặc sản phẩm
Một tên thương hiệu “hiệu quả” là cái tên khiến khách hàng của bạn nghĩ đúng về sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực của thương hiệu.
Nhà lãnh đạo cần xác định thương hiệu của mình sẽ đại diện cho điều gì, cả về mặt logic của các tính năng, cũng như về mặt cảm xúc và liên tưởng. Khi quan sát các thương hiệu ở xung quanh, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy một số thương hiệu sẽ lựa chọn các thành phần ngôn ngữ mô tả ngành nghề mà họ đang hoạt động và đưa vào tên thương hiệu của mình.
Một ví dụ phổ biến là chữ “Milk” được các nhãn hàng sữa như Vinamilk, TH True Milk,… lựa chọn. Từ “milk” không chỉ cho khách hàng biết được doanh nghiệp đang cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì, mà về lâu dài, nó còn giúp thương hiệu xây dựng một định vị vững chắc trên thị trường.
6. Thiết kế tên thương hiệu phải có thể bảo hộ được

Về mặt pháp lý, tên thương hiệu rất dễ bị sao chép, vì thế điều đầu tiên cần quan tâm khi thiết kế tên thương hiệu là cần xác định bản quyền tên thương hiệu
Việc bảo hộ tên thương hiệu là một khái niệm còn xa lạ với nhiều người. Nhưng sự thật, những vấn đề liên quan đến luật pháp là một khía cạnh vô cùng quan trọng khi xây dựng và phát triển thương hiệu.
Về mặt pháp lý, tên thương hiệu rất dễ bị sao chép, vì thế điều đầu tiên cần quan tâm khi thiết kế tên thương hiệu là cần xác định bản quyền tên thương hiệu. Liệu có ai đã đăng ký cái tên này chưa và nếu chưa thì bạn cần làm gì để bảo vệ tài sản sáng tạo của mình?
Những rủi ro về mặt pháp lý sẽ dẫn đến những tranh chấp không đáng có sau này. Hoặc các doanh nghiệp có thể nghĩ đến phương án thay vì bảo hộ tên thì sẽ bảo hộ bằng hình ảnh (logo).
Hy vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức về thiết kế tên thương hiệu hữu ích để tạo nên những thương hiệu bền vững và lan tỏa giá trị tốt đẹp đến cộng đồng. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào hoặc bạn đang có nhu cầu Thiết kế logo thương hiệu vui lòng để lại thông tin để LNDesign hỗ trợ chi tiết nhé!
>Xem thêm:
Add: Tòa nhà Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0912.68.33.68
Tel: 0247.304.3368
Email: contact@lndesign.com.vn
Website: https://lndesign.com.vn/